Đường dẫn truy cập

Phỏng vấn bà Veena Siddharth, đại diện đặc trách khu vực Á Châu của tổ chức Human Rights Watch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam năm 2004


Trong một bức thư ngỏ gửi cho ngoại trưởng Hoa Kỳ hôm 28 tháng 2 vừa qua, Human Rights Watch, một tổ chức tranh đấu cho nhân quyền quốc tế có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã hối thúc chính phủ Mỹ duy trì áp lực đối với Việt Nam để nước này cải thiện thành tích về quyền tự do tôn giáo. Minh Phượng đã phỏng vấn bà Veena Siddharth, đại diện đặc trách khu vực Á châu của tổ chức tại thủ đô Washington, và ghi nhận những điểm chính sau đây.

Được biết tổ chức trong thư gửi cho ngoại trưởng Hoa Kỳ Human Rights Watch đã bầy tỏ nguyện vọng muốn Hoa Kỳ tiếp tục làm áp lực để Việt Nam cải thiện thành tích tự do tôn giáo, Xin bà cho biết tình hình chung về nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2004 và theo nhận xét của Human Rights Watch thì tình hình này có tốt hơn so với năm trước đó hay không?

"Vấn đề chúng tôi nêu rõ trong thư có liên quan đến tình hình rộng lớn hơn về nhân quyền tại Việt Nam là cơ cấu luật pháp tại Việt Nam cho phép chính phủ ngược đãi các tổ chức tôn giáo, à trong một vài trường hợp, có thể có những yếu tố khác trong vấn đề ngược đãi. Tỷ như hồi tháng 4 năm ngoái, có một số sự cố xảy ra cho người Thượng theo đạo Tin Lành. Điều mà chính phủ Việt Nam đã có khả năng làm là áp đặt các biện pháp gay gắt hạn chế các tổ chức tôn giáo và đối xử với các lãnh tụ tôn giáo không được phép hoạt động một cách hoài nghi và gán cho họ là phản động. Và chúng tôi nhận thấy tình trạng này không được cải thiện trong năm 2004."

Bà có thể cho chúng tôi biết các hành động cụ thể mà Việt Nam nên thực hiện để cải thiện thành tích nhân quyền?

"Trong bức thư chúng tôi gửi cho ngoại trưởng Hoa Kỳ, chúng tôi nhận thấy trong lãnh vực tự do tôn giáo là cần phải để cho các tổ chức tôn giáo độc lập được tự do tiến hành các hoạt động tôn giáo, và cần phải mở một cuộc ân xá tập thể phóng thích những người đã bị giam giữ vì đã có các hoạt động tôn giáo bất bạo động. Chúng tôi tin rằng hai bước đó là quan trọng nhất.

Chi tiết các biện pháp khác được ghi trong thư chúng tôi phổ biến trên trang web của chúng tôi. Nhưng một trong các vấn đề khác mà chúng tôi cho rằng chính phủ phải cho phép là để cho các chuyên gia trung lập, kể cả những người của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức độc lập tranh đấu cho nhân quyền được tiếp xúc với những người tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam và các tín đồ tôn giáo. Đó là điều mà hiện nay chính phủ Việt Nam không cho phép."

Hoa Kỳ và Việt Nam đang mở những cuộc thảo luận về tự do tôn giáo theo dự trù sẽ kết thúc vào ngày 15 tháng này. Theo bà thì việc áp đặt các biện pháp chế tài đối với Việt Nam có lợi hay có hại cho tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam?

"Đây là một câu hỏi rất lý thú vì nó nêu lên vấn đề là tự do tôn giáo có liên quan thế nào đến tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam và nhà nước Việt Nam có coi quyền tự do lựa chọn tôn giáo như một phần trong tiến trình dân chủ hóa hay không. Chúng tôi rất muốn có những cuộc tranh luận và đối thoại xây dựng ở Việt Nam nhưng chúng tôi chưa thấy điều đó xảy ra, chúng tôi thấy rất nhiều người bị ngược đãi vì các hoạt động tôn giáo đã không được phép tranh luận về vấn đề này. Đó là lý do tại sao vào giai đoạn này, Hoa Kỳ đã liệt kê Việt Nam vào danh sách các nước đáng quan tâm đặc biệt."

Bà Siddharth cho biết là tổ chức Human Rights Watch không có người hay văn phòng đại diện tại Việt Nam vì hiện nay Việt Nam không cho phép các tổ chức nhân quyền quốc tế vào nước để được tự do đi lại và điều tra các vấn đề này một cách độc lập và trung lập.

Nhân cuộc phỏng vấn được phát thanh về Việt Nam này, bà có điều gì muốn nói với nhân dân hay chính phủ Việt Nam?

"Chúng tôi muốn chính phủ Việt Nam nắm vai trò chủ đạo trong vấn đề này, và như đã nói, Hà Nội nên dẫn đầu trong tiến trình dân chủ và cho phép thảo luận cởi mở hơn ở Việt Nam hơn là để bị bên ngoài lên án. Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rất to lớn trong một số lãnh vực như giáo dục và y tế, v...v... tuy rằng quá trình tiến bộ có trồi sụt trong mấy năm vừa qua, và tôi thấy điều quan trọng là chính phủ Việt Nam phải nhìn thấy rằng cho phép tự do tôn giáo là một phần trong quá trình phát triển và tiến bộ tại Việt Nam."

Cảm ơn bà đã trả lời cuộc phỏng vấn của chúng tôi.


Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG